Thursday, June 21, 2012

Phát hiện của ai?


Vì comment của một bác nhắc nhở phía dưới (cảm ơn bác “nặc danh” lần nữa), nên mới nhớ ra cần ghi lại một nỗi băn khoăn. Trong cuốn Nhìn lại sử Việt (từ tiền sử đến tự chủ), Lê Mạnh Hùng có nhắc đến công trình nghiên cứu của Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc (năm 1971)  chứng minh “lạc” trong thư tịch Trung Quốc viết về nước ta là một phiên âm “rạc” (rặc) mà theo tiếng cổ và tiếng Mường có nghĩa là “nước”. Bài viết của PGS Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc đã in trong cuốn Hùng Vương dựng nước, (tập 4. NXBKHXH, 1974). Quan điểm này nhiều lần đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thế hệ sau trích dẫn lại  như trường hợp ông Tạ Đức với bài này; hoặc phát huy mở rộng quan điểm như trường hợp ông Vũ Thế Ngọc ở trong bài này chẳng hạn.

Tuy nhiên, tình cờ đọc bài này, tôi thật băn khoăn quá đỗi, ông Kiều Thu Hoạch viết: “Bài viết của chúng tôi đã ghi cả bốn chữ mà ta đều đọc là lạc: B , (với các bộ thủ: điểu, mã, chuy, trãi). Theo tra cứu của chúng tôi, thì bốn chữ này đều là ghi âm Hán của từ Việt cổ (rác, đrác, đác) còn thấy trong tiếng Mường, chỉ nước.”

Rốt cục  “lạc” với nghĩa là "nước" theo tiếng Mường là phát hiện của ai? Của ông Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc (từ năm 1971) (đã được nhiều người công nhận) hay là “theo sự tra cứu của chúng tôi” của ông Kiều Thu Hoạch? “Theo tra cứu của chúng tôi” là một cụm từ rất mơ hồ. Nếu ai chưa từng đọc Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc, hoặc chưa đọc bất cứ một bài viết nào liên quanchỉ đọc bài viết trên của ông Kiều Thu Hoạch sẽ lầm tưởng rằng ông Kiều Thu Hoạch là người đầu tiên phát hiện ra điều đó. 

Nhân tiện trong bài viết trên, ông Kiều Thu Hoạch còn có một nhầm lẫn nhỏ. Ông viết “Lạc bộ mã là ngựa trắng bờm đen. Lạc bộ chuy là ngựa đen bờm trắng. Hai chữ này đều là chữ Kinh Thi (thiên Lỗ tụng), đều không hề có nghĩa chỉ loài chim, như cụ Đào [Đào Duy Anh] giải thích”. Trường hợp này thì tôi không bình luận, nhưng với trường hợp này, ông Kiều Thu Hoạch nhầm. đúng là có thể dùng thông với với nghĩa ngựa đen bờm trắng như ông Kiều Thu Hoạch đã nói. Nhưng theo Thuyết văn giải tự thì có nghĩa là tên một loài chim: “,鵋鶀也。怪鸱” , 鵋鶀 là một loại chim thuộc cú mèo (quái si), còn gọi là miêu đầu ưng (Tham khảo thêm các trích dẫn khác về 雒 với nghĩa là một loại chim trong bài viết của ông Vũ Thế Ngọc đã dẫn link ở trên). Tuy nhiên, điều tôi rất rất rất rất  thắc mắc là cụ Đào Duy Anh đã dựa trên cơ sở nào để giải thích vốn là một loại hậu điểu 候鳥 (một loài chim có đặc tính di cư giống như chim nhạn, chim én) ở Giang Nam?  và 候鳥là khác nhau. Vì thế quan điểm của cụ Đào Duy Anh: “Lạc chính là tên vật tổ, tức loài chim hậu điểu mà chúng ta thấy hình dung trên trống đồng Ngọc Lũ” rõ ràng là thiếu thuyết phục. 

Lạc= Rác/dak/nác=nước? 

...................................................................................
Cùng một xâu:
1. Đối Vương hay Hùng Vương
2. Đối Vương hay Hùng Vương (tiếp theo)


9 comments:

  1. Tôi xin phép đăng lại bài này ở blog Tìm Hiểu Từ Nguyên. Cám ơn bạn nhiều.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác cứ tự nhiên thôi. Những dòng trên chỉ là một ghi chú nhỏ của tôi khi đọc sách, tôi nghĩ nó không có gì đặc biệt.

      Delete
    2. Cảm ơn chị Quách Hiền. Tôi chép lại trước để cho mình học hỏi, sau là để nhiều bạn cùng biết nếu chưa có duyên may tìm được blog của chị. Minh.

      Delete
  2. Chị Hiền ơi hôm nọ chị bảo có đường link về người có nhiều tài liệu về văn học cận đại, sao em tìm không thấy nhỉ!hic

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ở đây nhé.

      http://ntd1712.blogspot.com/search/label/s%E1%BB%91%20h%C3%B3a

      Delete
  3. Ông Kiều Thu Hoạch không nói ông là người đầu tiên phát hiện ra điều đó nên Quách Hiền đừng suy diễn. Chuyện các nhà khoa học có chung nhận định (dù không đồng thời) là bình thường. Theo tôi biết thì ông Kiều Thu Hoạch cũng là một chuyên gia về ngữ âm lịch sử và từng viết chung nhiều công trình (bài báo) với ông Vương Lộc mà ông Vương Lộc hết sức tôn trọng. Chính ông Vương Lộc chưa bao giờ có ý cho rằng, ông Hoạch lấy lại ý của mình hay thiếu nghiêm túc học thuật bởi hai ông quá hiểu nhau, thân nhau, qua những trao đổi không phải lúc nào cũng thể hiện ra thành tác phẩm.

    Nghề nào thì không biết chứ nghề này đừng vội ngựa non háu đá. Nếu là học trò thầy Kim Sơn thì em càng nên tìm hiểu (qua thầy mình) để biết ông Kiều Thu Hoạch là ai. Chứ viết nhăng cuội, hồ đồ thế này, e làm thiên hạ phàm phu lầm tưởng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi cũng ủng hộ nhiệt liệt những comment như thế này. Đây là một comment phản ánh trung thực nhất và điển hình nhất cho lối tư duy của người Việt. Nhân tiện, đoạn đầu, trước khi chưa xuống dòng tôi thấy rất là ok, có thông tin và bổ ích. Đoạn hai, xuống dòng lui vào một ô, câu ngựa non háu đá cũng rất ok, nhưng từ câu thứ hai trở đi tôi xin nhấn mạnh với người comment: Nếu bác định phê phán gì tôi, tôi cực kỳ hoan nghênh. mời bác ghé, ném đá thẳng tay. Nhưng hãy tôn trọng tôn chỉ viết blog của tôi, nơi này tôi chỉ tồn tại như một nick name không phải một người cụ thể với các chức năng và bổn phẩn kiểu như học trò ai đó, vợ ai đó, chồng ai đó, đang làm cái gì đó...Ở đây, tôi chỉ là một blogger. Giống như tôi không phiền bác vì bác đứng trong bóng tôi (dùng Nặc danh) để chỉ tay dạy dỗ tôi thì tôi cũng phiền bác đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi comment: ""Do not ask who I am and do not ask me to remain the same…". Một lần nữa, xin cảm ơn bác :)

      Delete